Saturday, January 17, 2009

Vũ thư Hiên: “Chưa hết bệnh nói phét " 1 ( Việt Thường)

Vũ thư Hiên:

“Chưa hết bệnh nói phét!”

Việt Thường

Như lời giới thiệu của hãng thông tấn VNN (trụ sở tại Mỹ), muốn biết: “Những suy tư cảm xúc thực sự của đồng bào miền Bắc Xã hội chủ nghĩa lúc ấy” về “Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước đưa tới cuộc Di cư vĩ đại của hơn một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam”. Nên, lời giới thiệu cũng viết rằng:… “hãng thông tấn VNN rất hân hạnh được tác giả “Đêm giữa ban ngày” dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây do phóng viên Võ triều Sơn thực hiện.”

Cuộc phỏng vấn đúng là đặc biệt thật. Vì cái thuở ấy – tức 1954 – làm gì có cái gọi là “đồng bào miền Bắc xã hội chủ nghĩa”(?!!!)

Rừng rú, nông thôn của miền Bắc Việt Nam phần lớn do các cố vấn Nga-xô – Lavritsép (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) và cố vấn Tàu cộng – tướng La quý Ba (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) giúp đỡ, chỉ đạo bộ máy quan lại đỏ địa phương, do tập đoàn Hồ chí Minh cầm đầu và cai trị, dưới cái tên thể chế chính trị là Việt Nam Dân chủ Công hòa!

Nhân dân ở thành phố, thị trấn và một phần nhỏ nông thôn gần các tỉnh, thành ở miền Bắc khi ấy, sống dưới chế độ “Quốc gia” do Quốc trưởng Bảo Đại chỉ đạo, có sự hỗ trợ của quân Pháp. Bộ máy công quyền của những vùng này đã được thực dân Pháp trao lại cho chính quyền Bảo Đại. Về mặt quân sự, quân đội Quốc gia Việt Nam cũng đang được xây dựng và phát triển cùng lúc với lực lượng Cảnh sát quốc gia và v.v…

Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam được ký xong, nhưng tận trưa 10-10-1954, binh lính của tập đoàn Hồ chí Minh mới hoàn thành cuộc chiếm đóng Hà-nội. Người dân Hà-nội được nghe “mệnh lệnh” đầu tiên của cái gọi là Uỷ ban Quân quản với thiếu tướng Vương thừa Vũ làm chủ tịch và phó chủ tịch là bác sỹ Trần duy Hưng.

Khái quát mà nói thì ít nhất ở miền Bắc Việt Nam lúc ấy có hai thành phần:

1) Những người đã và đang sống dưới sự đô hộ của tập đoàn Hồ chí Minh và các cố vấn Nga-xô, Tàu cộng.

2) Những người chỉ biết cái chế độ mà mình sẽ phải ráng chịu đựng trong hai năm (như quy định trong hiệp định Genève 1954 về Việt Nam) qua hình ảnh những người lính đội nón lá hình cối; đồng phục màu cỏ úa – lính áo hai túi, sỹ quan áo bốn túi. Nghĩa là y như một đoàn lính Tàu cộng nói sõi tiếng Việt, không biết nói tiếng Tàu (tất nhiên một số nào đó học từ Tàu cộng về thì nói được tiếng Tàu). Tất cả đi giày vải hoặc dép lốp, trông ốm yếu, đói ăn, vẻ mặt hơi thiếu tự tin, ngơ ngác như bị pháp sư thu mất vài vía!

Ai ở Hà-nội thì có thể thấy thêm “đoàn quay phim” Việt Nam dân chủ công hòa lúc ấy, trú đóng tại khách sạn Splendide, tọa lạc đầu ngã tư Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt, có vài người Nga và Ba-lan tham gia trong đoàn. Đây là điển hình của cộng sản sau này: bắng nhắng, mất gốc, cứ tưởng cóc có thể lớn bằng bò! Trừ một vài người mặc quân phục mới còn nếp, mũ cối che vải dù có lưới (để cài lá ngụy trang), số còn lại mặc như học sinh, chỉ khác quần ống quá rộng, đầu đội mũ vải trắng (kiểu mũ của trẻ học vỡ lòng), các máy quay phim cổ lỗ như khẩu bích-kích-pháo, cười nói hô hố, thỉnh thoảng lại chêm mấy tiếng Nga: “Nhiét, nhiét”, “Kha-rát-sô”, “Ta-va-ritch”… khi nhìn thấy mấy tà áo dài yểu điệu đạp xe qua là cả bọn trố mắt nhìn như “đàn ốc nhồi bò ra khỏi chậu”” (Sau 30-4-1975, hình ảnh này cũng lặp lại ở Sài-gòn, có khác là ở trước khách sạn Caravelle trên đường Tự Do).

Vũ thư Hiên là một trong cái “trố mắt” đó. Thử hỏi, những câu trả lời phỏng vấn của Vũ thư Hiên có thể nào đại diện cho suy tư và cảm xúc thực sự của người miền Bắc lúc ấy không?

Câu trả lời đầu tiên của Vũ thư Hiên đã mơ hồ rồi. Vũ thư Hiên nói:

“Và nếu hiểu cho công bằng thì kẻ thắng ở Điện-biên-phủ cũng không phải là những người cộng sản Việt Nam, như những người cộng sản tự hào viết trong lịch sử đảng của họ. Kẻ thắng ở Điện-biên-phủ là toàn dân Việt Nam.”

Xin quý bạn đọc đừng tưởng Vũ thư Hiên phủ định công của “cộng sản”; và cũng đừng tưởng Vũ thư Hiên đề cao “toàn dân Việt Nam”!!! Những phần trả lời ở dưới, Vũ thư Hiên đã tuyên dương công trạng cho các tướng tá cộng sản, thí dụ như về Đặng kim Giang và Võ nguyên Giáp:

Hào quang của chiến thắng Điện-biên-phủ và tính cách nhũn nhặn vô song trước các đồng chí đối thủ đã cứu tướng Giáp. Tướng Đặng kim Giang, người đã tổ chức công việc hậu cần to lớn có ý nghĩa quyết định trong chiến thắng Điện-biên-phủ, thì không được như thế.”

Vũ thư Hiên, vì chủ yếu nói cho người Việt tỵ nạn cộng sản nghe, đọc, nên “mánh khóe” và “láu lỉnh” tách “công lao” của “toàn dân Việt Nam” riêng ra, và công lao của “những người cộng sản Việt Nam” riêng ra mà thôi.

*****

Sau cái ngu ngơ để mừng và tự hào về cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ”, nhân dân miền Bắc Việt Nam được nếm mùi vị các cuộc “cách mạng long trời lở đất” do tập đoàn Hồ chí Minh thực thi, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Tàu công – Nga-xô, mà thực chất là: Trí, phú, địa, hàoĐào tận gốc, trốc tận rễ được mạ kền bằng các mỹ tự:

* Giảm tô, giảm tức; cải cách ruộng đất (diệt địa);

* Chỉnh đốn tổ chức; chỉnh huấn mùa xuân; ôn nghèo nhớ khổ (diệt hào);

* Cách mạng văn hóa tư tưởng; đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm (diệt trí);

* Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh (diệt phú).

Kể từ đó, chỉ có tập đoàn Hồ chí Minh là nhớ, tự hào và tổ chức mừng chiến thắng Điện-biên-phủ hàng năm. Còn nhân dân, nhất là sau các đợt hợp tác hóa ở cả nông thôn và thành thị, tất cả đều thành nô lệ đỏ (đặc thù nô lệ dưới sự đô hộ của Nga-xô – Tàu cộng, trong bối cảnh Liên-hiệp-quốc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân (1958) trên toàn thế giới).

Vì thế nhân dân bị tước hết tài sản và tất cả mọi quyền tự do. Chỉ còn quyền lao động, hy sinh, ca ngợi, phục tùng tuyệt đối các mẫu quốc Nga-xô – Tàu cộng và các lãnh tụ của chúng; đảng Lao động Việt Nam (tức cộng sản VN), “bác Hồ” và lũ tà-lọt của hắn được gọi là “lãnh tụ” hay “lãnh đạo” (tức ban chấp hành trung ương cộng sản).

Cho nên suy tư và cảm xúc thực sự” của nhân dân miền Bắc Việt Nam là Genève hay Điện-biên-phủ cũng chẳng có gì khác lạ với những cái tên như Paris, London; Mường-tê, Xi-ma-cai, Ba-vì v.v… Cái Điện-biên nằm trong lòng miền Bắc Việt Nam là thuốc lá Điện-biên bao bạc đối với dân hút mà thôi, chứ không phải “chiến thắng Điện-biên”.

Cái ma giáo của “phóng viên báo ảnh, bậc 3/6”; của “nhà văn xuất hiện trên “văng” đàn từ đầu thập niên 50”; của “một người không làm chính trị” – nhưng đi đâu cũng nói về chính trị còn… hơn người làm chính trị vì đang tìm thể chế chính trị thích hợp cho Việt Nam là Vũ thư Hiên mới khẳng định:

Kẻ thắng ở Điện-biên-phủ là toàn dân Việt Nam. (!!!)

Chỉ khi nào Vũ thư Hiên khẳng định rằng tập đoàn cộng sản Việt Nam không nằm trong phạm trù nhân dân Việt Nam; thừa nhận trên thực tế đó là tập hợp của những tên Việt gian theo Nga-xô hoặc theo Tàu cộng thì mới được coi là thẳng thắn. Nếu không, đây chỉ là thủ đoạn của một kẻ nảy nòi từ chính sách trồng người của Hồ chí Minh, vì Vũ thư Hiên vẫn có thể giải thích rằng “người cộng sản Việt Nam cũng là người Việt Nam”.

Tập đoàn Hồ chí Minh làm xiếc chữ nghĩa để lừa người lương thiện. Vũ thư Hiên từng ngủ chung với Hồ (như Hiên khoe), đương nhiên học được ít ngón nghề, vì thế đã qua mặt phóng viên VNN để thêm tiếng cũng và lắt léo dài dòng.

Đoạn văn: “Và nếu hiểu cho công bằng thì kẻ thắng ở Điện-biên-phủ cũng không phải là những người cộng sản Việt Nam.” Tiếng cũng trong đoạn văn trên khiến suy tư của Vũ thư Hiên y chang tập đoàn Hồ chí Minh.

Thêm tiếng cũng có nghĩa là: kẻ thắng ở Điện-biên-phủ cũng không phải là những người cộng sản Việt Nam, còn có nhân dân nữa.

Không nắm được ót của những tên do chính sách trồng người của Hồ đẻ ra, dễ bị lừa mà tưởng rằng Vũ thư Hiên, một “nhà văn hồi ký” của cộng sản, phản tỉnh, đã phủ định cộng sản Việt Nam trong cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ”!!!

Khi nói đến cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ”, bọn đầu nậu cộng sản qua các thời “tổng bí thư” đều nói rằng “toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của đảng và Hồ chủ tịch đã làm nên chiến thắng Điện-biên-phủ vẻ vang, anh hùng.”

Vũ thư Hiên chỉ “láu lỉnh” trong trò làm xiếc chữ nghĩa tý chút, hy vọng có thể làm cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản và các thế hệ sau sẽ coi chiến thắng Điện-biên-phủ là của toàn dân Việt Nam, để từ đó hàng năm làm lễ kỷ niệm, tưởng niệm v.v… mà trước mắt là quên cái gốc con nuôi của thanh tra mật thám thực dân là Marty của Võ nguyên Giáp, quên tội ác của Giáp đã hỗ trợ đắc lực cho Hồ trong việc:

- Lèo lái đổi danh xưng quân đội hợp nhất của các đảng phái mang tên Quân đội Quốc gia với tôn chỉ “Trung với nước, hiếu với dân” thành “quân đội nhân dân” hay “bộ đội cụ Hồ” với tôn chỉ: “Trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (tức là kẻ thù của Đảng cộng).

- Khi đổi danh xưngtôn chỉ, lực lượng vũ trang trong tay tổng tư lệnh Võ nguyên Giáp trở thành công cụ chuyên chính của Hồ – mà cũng là của Nga-xô và Tàu cộng. Vì thế cái gọi là “quân đội nhân dân” hay “bộ đội cụ Hồ” mới đủ tàn bạo hơn cả lính Tàu xưa kia, lính thực dân Pháp, lính phát-xít Nhật để bắn giết nhân dân Việt Nam như vụ Ba-làng (1957); giết đồng bào người Mèo ở Hà-giang (1960) (hơn 2 vạn vì theo đạo Tin lành); giết nhân dân Huế (1968); pháo kích vào các trường học, nhà thờ, đền chùa, cơ sở kinh tế, bệnh viện v.v… trong suốt cuộc chiến xâm lược VNCH (vì quyền lợi và chiến lược bá quyền đỏ Nga-xô – Tàu cộng). Nói tàn bạo hơn vì Tàu, Nhật, Pháp không phải người Việt (nghĩa là đồng bào).

Gần đây nhất, cái “quân đội nhân dân” đó của Võ nguyên Giáp đã tàn bạo tàn sát nhân dân Tây-nguyên theo đạo Tin lành.

Vì thế, trước hết nhân dân Việt Nam, ở trong và ngoài nước, cần thiết tìm hiểu lại ngọn ngành lịch sử cận đại để nhận diện cho đúng ai là kẻ thắng của cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ”“Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam”?

Những suy tư và cảm xúc thực sự mà Vũ thư Hiên trả lời phỏng vấn phóng viên Võ triều Sơn của thông VNN không thể và không bao giờ có thể chứa đựng một chút nào đó suy tư và cảm xúc thực của “đồng bào miền Bắc Xã hội chủ nghĩa lúc ấy” như ông Võ triều Sơn có thể đã ngộ nhận.

Suy tư và cảm xúc thực sự của Vũ thư Hiên hoàn toàn ăn khớp với Hồ chí Minh và các đệ tử, cũng như trùng hợp với các nhà “dân chủ cuội” Bùi Tín, Trần Khuê, Trần dũng Tiến, Nguyễn thanh Giang v.v…

Câu hỏi đặt ra: Vậy ai là kẻ chiến thắng?

Xin thưa, đó là:

1) Đế quốc đỏ Nga-xô:

Năm 1930, khi ra lệnh Hồ chí Minh lập ra cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương” thì cái tổ chức Việt gian đó còn trốn chui trốn lủi. Bản thân Hồ, cao nhất là ăn, ngủ tại Pắc-bó (Cao-bằng), lén lút đặt tên con suối trước hang là Lê-nin, và tạc tượng Kác-marx, ôm cô bé đưa cơm người Tày.

Nhờ thắng ở trận Điện-biên nên đế quốc đỏ Nga-xô thực tế đã làm chủ một phần đất và dân quan trọng của Đông-dương: toàn bộ miền Bắc Việt Nam từ vỹ tuyến 17 trở ra.

Núp dưới danh xưng “đại sứ đặc mệnh toàn quyền”, toàn quyền Nga-xô là Lavritsep chiếm toàn bộ trường nữ trung học Félix Faure với các khu phố đẹp nhất của Hà-nội, đồng thời cho xây khu Kim-liên (Hà-nội) để gia đình các quan thực dân đỏ cư ngụ. các tỉnh, huyện cho xây nhà phục vụ đặc biệt đặt tên là Nhà giao tế.

Công viên đẹp nhất Hà-nội được đổi tên thành công viên Lê-nin và tượng Lê-nin được thay vào chỗ tượng toàn quyền thực dân Pháp ở Đông-dương là Paulbert (bị bác sĩ Trần văn Lai, thị trưởng Hà-nội thời chính phủ Trần Trọng Kimà-nội thời chính phủ Trần Trọng Kim

cho giật đổ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam).

Tượng Lê-nin to đẹp hơn, thế vào chỗ tượng Paulbert là biểu tượng trên miền Bắc Việt Nam, chủ nghĩa thực dân đỏ đã thay thế thực dân Pháp.

Miền Bắc Việt Nam trở thành điểm chiến lược cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa giáo dục để tiếp tục chiến lược bành trướng bá quyền của Nga-xô và để ngăn chặn đối thủ bá quyền là Tàu cộng.

2) Tàu cộng hay Anh Hai trong lãnh địa thực dân đỏ:

Qua cái gọi là Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, hình ảnh “Trung cộng của Mao” được công khai hóa ở phương Tây, với Chu ân Lai, trong cái áo dài của Lỗ Tấn.

Xương máu của nhân dân Triều Tiên và của nhân dân Việt Nam làm cho hình ảnh “Tàu Mao” có một vị trí đáng ngại còn hơn sự tô vẽ của ký giả Pháp – Claude Roy – trong cuốn “Clef pour la Chine” (Chìa khóa về Trung quốc).

Tướng La quý Ba của Tàu cộng, từng có mặt ở Việt Nam, từ cái gọi là “Chiến dịch biên giới 1950” để trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của Mao cho tên Hồ Việt gian, nay trở thành phó toàn quyền thực dân đỏ ở Việt Nam, núp dưới danh xưng “đại sứ đặc mệnh toàn quyền” của Tàu cộng. Hắn chiếm dinh Thủ hiến Bắc Việt Nam xưa kia cùng một loạt vi-la sang trọng trên đường Quan-Thánh (Hà-nội).

Tập đoàn Hồ chí Minh, khi vào Hà-nội, vội vã dâng cho Nga-xô trường nữ trung học Félix Faure. Chúng có thể xóa sổ các trường trung học Notre Dame du Rosaire, làm văn phòng Bộ tài chính; trường trung học Albert Sarraut thành văn phòng trung ương của đảng Việt gian “Lao động Việt Nam”; các trường nữ trung học Sainte Marie và Saint Paul cũng bị xóa sổ. Trường Bưởi – trường trung học nổi tiếng nhất Đông-dương – bị lấy làm doanh trại của lính lê-dương cộng sản.

Thế nhưng trường trung học Trung-hoa vẫn được giữ nguyên xi!!!

vị trí “Phó toàn quyền”, Tàu cộng đã biến Việt Nam thành “bãi thải công nghiệp và ve chai”. Tàu cộng nhân viện trợ mới từ Nga-xô, còn các đồ phế thải, máy móc cũ cho chuyển qua Việt Nam. Những nhà máy sắt, thép Thái-nguyên; nhà máy phân đạm Bắc-giang; khu công nghiệp Việt-trì v.v… là những ví dụ cụ thể.

Báo Nhân dân, được coi là cơ quan của cái gọi là “đảng lao động Việt nam”, từ trang nhất cho đến các trang trong phải được phân chia ngang bằng cho việc đăng tin từ “Phủ toàn quyền” (tức đại sứ Nga-xô) và “Phủ phó toàn quyền” (tức đại sứ Tàu cộng).

miền Bắc Việt Nam lúc ấy, ảnh Mao cùng bộ hạ như Lưu thiếu Kỳ, Chu ân Lai, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành đức Hoài, Trần Nghị, Đặng tiểu Bình v.v… nằm không chỉ ở nhà dân thường mà bắt buộc phải có ở các trụ sở hành chính từ xã lên đến trung ương.

Sau này, cũng khởi đầu từ cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ” mà giáo sư tiến sỹ Kít (Kissinger) phải le te sang Tàu để bố trí cuộc gặp mặt của Nixon với Mao ở Thượng-hải!!! Vì đã hoàn thành việc chia rẽ Nga-xô và Tàu cộng.

3) Những kẻ cuối cùng thắng trong cái gọi “chiến dịch Điện-biên-phủ” là:

a) Con nòng nọc Gaulois đã rụng cái đuôi thực dân để thành con cóc dân chủ, nhảy ra khỏi đầm lầy tội lỗi xâm chiếm thuộc địa.

b) Hồ chí Minh được chính thức ngự tọa trong Biệt điện của Quốc trưởng Bảo Đại ở Hà-nội (xưa là phủ toàn quyền Đông-dương). Tên tội phạm bán nước cho thực dân đỏ; bán cụ Phan Bội Châu, bán cuộc khởi nghĩa của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Học và v.v… tự thưởng cho bản thân một người con gái, trẻ hơn cháu nội của hắn, để thỏa mãn sự trụy lạc. Cô gái đó là Nông thị Xuân.

Lầu đài, gái trẻ, xe hơi bọc thép, máy bay trực thăng, máy bay du lịch vẫn chưa đủ. Hồ còn cho làm nhà sàn; dựng lễ đài, xây ao cá v.v… cùng lúc lo cho hậu sự, nghĩa là lăng tẩm, tượng đài của hắn!

Từ đó, những nền tảng nói láo trong sách của Trần dân Tiên (bút danh của Hồ), được bộ máy văn nô, trí nô cung đình của Hồ tô màu, phóng đại, kết hợp với việc đánh bóng tay sai đắc lực để làm mồi dụ khị các tay sai khác, Nga-xô và Tàu cộng đã tô vẽ lại tên hề chính trị Hồ chí Minh thành một thứ “anh hùng mẫu” của thời đại.

Thế là mấy anh chính khách theo đường lối nhuôm nhoam – không ra đen, không ra trắng – như kiểu Nê-ru, Nasser, Sukarno (Nam dương), Boumédienne (Algérie), Lumumba (Congo), Xi-ha-núc… cũng ra công tâng bốc lẫn nhau.

Trong cái thế giới hỗn mang đó, thiện ác lẫn lộn, thực giả khó phân. Đúng là kiếp nạn cho người hiền lương!

Núp dưới những hắc quang ma quỷ đó, Hồ và tay chân như lũ Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Phạm Hùng, Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Lê đức Thọ, Trần quốc Hoàn, Tố Hữu v.v… chỉ đạo bần cùngnô lệ hóa cùng tẩy não toàn dân (phía Bắc VN).

Đồng ruộng, núi non, sông biển và toàn dân đều là tài sản của Hồ – cũng có nghĩa của mẫu quốc đỏ Nga-xô – Tàu cộng.

Nhờ làm chủ tuyệt đối cả thân xác (bần cùng hóa) và tâm hồn (tẩy não); Hồ và chân tay tiếp tục lộ trình mà mẫu quốc đỏ Nga-xô đã giao trách nhiệm cho hắn từ 1930 – việc ra đời của cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương”. Đó là: Tiến hành nhuộm đỏ Đông-dương mà trước hết là VNCH, núp dưới chiêu bài “giải phóng” bằng nô lệ Bắc Việt Nam cùng vũ khí và sự ủng hộ tuyệt đối về chính trị, ngoại giao, tuyên truyền của Nga-xô – Tàu cộng cùng chư hầu và các đảng tay sai trên phạm vi toàn thế giới.

Chính là “Điện-biên-phủ” đã thành điểm tựa cho bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Nga-xô – Tàu cộng, tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh, các đảng phái tay sai của Nga-xô – Tàu cộng; các nghệ sỹ, nhà văn, nhà báo, học giả, chính khách… như những mạt cưa sắt, trong từ trường của sự xuyên tạc, đã định hướng giống nhau. Họ bị bội thực thông tin giả để vô thức góp phần tạo ra một loạt thông tin giả khác; phong phú hóa cho thông tin giả của “đế quốc đỏ”, mơ hồ hóa đầu óc, nhận thức của nhiều người về con người Việt gian Hồ chí Minh (từ 1925); về sự thay đổi màu sắc của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam:

- Chủ nghĩa thực dân Pháp (tức xanh) chấm dứt khi chúng phải ký với Cựu hoàng Bảo Đại, trả lại Việt Nam cho chính phủ quốc gia, mà tượng trưng là Quốc kỳ nền Vàng Ba sọc đỏ, vào năm 1948;

- Chủ nghĩa thực dân đỏ (Nga-xô – Tàu cộng) bước vào lãnh thổ Việt Nam từ cuối 1950 – tức chiến dịch biên giới. Và, cuối 1951, khi tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh, được Nga-xô thành lập từ tháng 2-1930, mang tên “đảng cộng sản Đông-dương”; xin tự giải tán năm 1946 để giấu bộ mặt Việt gian đỏ, nhằm hội nhập dễ dàng vào các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang, chờ dịp tiếm quyền lãnh đạo.

Nhiệm vụ mà Nga-xô trao cho “đảng cộng sản Đông-dương” vào năm 1930 là nhuộm đỏ Đông-dương tức cướp chính quyền từ tay đảng phái, tổ chức không là cộng sản. Nhân sự được chọn lọc, đào tạo từ Nga-xô trở về đều có mục tiêu duy nhất là cướp chính quyền.

Vì thế, khi Tàu cộng làm chủ lục địa, cuối 1949, thì Hồ vội khăn gói quả mướp, đầu năm 1950 sang Tàu cộng xin hỗ trợ việc cướp chính quyền trong tay các nhân sỹ, trí thức không đảng phái, các tổ chức không cộng sản trong chính phủ Liên hiệp kháng Pháp.

Được sự chuẩn y của Nga-xô, Tàu cộng đã giúp Hồ cướp quyền lãnh đạo lực lượng vũ trang. Biến thành công cụ chuyên chính của thực dân đỏ. Nhờ đó Hồ đã vô hiệu hóa quốc hội đa đảng khóa 1, vô hiệu hóa chính phủ Liên hiệp kháng Pháp – qua cái gọi là “đấu tố chính trị”. Để lại một số nhân sỹ, trí thức đã bị tẩy não, cam phận bù nhìn để Hồ che giấu nhân dân trong nước, nhân dân thế giới về cuộc đảo chánh bất hợp pháp. Tuy nắm được quyền cai trị, nhưng Hồ vẫn tiếp tục sử dụng ngọn cờ chống thực dân Pháp để thực dân đỏ hóa Việt Nam, Lào và Căm-bốt.

Bộ máy tuyên truyền của Nga-xô – Tàu cộng, của các chư hầu và bộ máy xuyên tạc của Hồ mở hết cộng suất làm nhiễu thông tin, khiến rất rất nhiều người cả trong và ngoài Việt Nam không nhìn ra rằng, từ 1948, lực lượng người Việt Nam yêu nước chống xâm lược đỏ đã tụ họp quanh Quốc trưởng Bảo Đại.

Kể từ đó cuộc chiến ở Việt Nam hoàn toàn mang nội dung mới:

- Chính phủ quốc gia được hình thành để chống sự xâm lược đỏ Nga-xô – Tàu cộng (do tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh được lệnh tiến hành).

- Tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh núp dưới ngọn cờ kháng Pháp của Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, che dấu hành động dùng xương máu người Việt chết cho sự bành trướng của Nga-xô – Tàu cộng trên bán đảo Đông-dương.

Bộ máy tuyên truyền của Chính phủ quốc gia Việt Nam quá yếu, đến mức như vô hiệu, cộng với nền tự do ngôn luận quá tự do của thế giới phương Tây, đã khiến những người quốc gia bằng cảm tính cố thoát ra khỏi tập đoàn cộng sản vô thần và tàn bạo; tập hợp nhau lại chiến đấu chống lại lũ vô nhân bản. Chưa ai phân tích tài liệu so sánh dữ kiện để thấy rằng cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” mà chúng công khai trương ra chỉ là cái áo khoác ngoài, còn nội dung tổ chức, nhiệm vụ đã, đang và sẽ thực thi sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân toàn chế Nga-xô – Tàu cộng!!!

Tóm lại là thực dân đỏ xâm lược Việt Nam bằng người Việt Nam bị xích hóa.

Cho nên việc chống tập đoàn cộng sản Việt Nam không thể coi là chống chủ nghĩa cộng sản mà laø chống đạo quân Lê dương của đế quốc đỏ Nga-xô – Tàu cộng.

Cuộc chiến của Chính phủ Quốc gia Việt Nam từ cuối 1948 và các chính phủ kế tiếp của VNCH cho đến 30-4-1975 là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống xâm lược đỏ.

Chừng nào còn ngộ nhận, mà nói theo giọng lưỡi tuyên truyền của cộng sản, rằng đó là “chiến tranh huynh đệ” hay “chiến tranh quốc cộng” hay “chiến tranh ủy nhiệm” thì sẽ có nhiều lấn cấn không giải thích được. Thí dụ:

- Tại sao chính phủ Ngô đình Diệm không muốn Mỹ can thiệp quá nhiều vào Việt Nam?

- Tại sao cụ Diệm từ chối đề nghị, ngày 10-8-1955 mở Hội nghị Hiệp thương của Phạm văn Đồng – thủ tướng ngụy quyền Hà-nội khi ấy?

- Tại sao chính phủ Ngô đình Diệm phản đối Tàu cộng lấn biển, lấn đảo của Việt Nam mà ngụy quyền Hồ chí Minh lại ủng hộ việc làm của Tàu cộng (Công hàm Đồng gửi Chu ân Lai);

- Tại sao năm 1974, chính phủ Nguyên văn Thiệu bảo vệ hải đảo của Việt Nam bị Tàu cộng chiếm (sự hy sinh của trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội), trong lúc đó ngụy quân Hà-nội vẫn tiếp tục đánh phá VNCH mà không hề, dù là phản đối miệng, hành vi xâm lược của Tàu cộng?

- Tại sao các ngụy quyền kế tiếp của Hà-nội, từ Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh vẫn tiếp tục cắt đất, cắt biển của Việt Nam dâng cho Tàu cộng?

- Tính cách quân lính thực dân Pháp từ 1948 trở đi thay đổi như thế nào? Tại sao?

- Tại sao Mỹ cố tình phải đưa quân vào Việt Nam?

- Phải chăng nước nào có quân đội Mỹ đóng đều bị mất độc lập quốc gia và dân tộc; và các chính phủ ở đó là tay sai bán nước cho đế quốc Mỹ?

Những câu hỏi trên, chỉ xin phép được gợi ý, để quý bạn đọc suy nghĩ sau khi đọc những gì mà tụi phản tỉnh cuộiđấu tranh cuội cho dân chủ ở Việt Nam viết và nói.

Cái sự việc rành rành mà ngày nay ai cũng có thể thấy được, đó là, sau ngày tập đoàn Việt gian cộng sản thực thi lộ trình, mà mẫu quốc đỏ của chúng đã vạch ra từ 1930, nhuộm đỏ Đông-dương, đưa đến kết quả ngày quốc hận cho toàn thể nhân dân Việt Nam: 30-4-1975.

Thử xét xem kết quả như thế nào:

1) Tập đoàn Việt gian cộng sản, do Lê Duẩn (tổng bí thư) cầm đầu, cùng hầu hết ủy viên chính trị bộ khom lưng sang mẫu quốc đỏ Nga-xô để ký cái gọi là “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện”. Đặc biệt trong đó có nhấn mạnh rằng: “hai bên hợp tác, giúp nhau bảo vệ thành quả cách mạng”. Như thế có nghĩa là: Tập đoàn Lê Duẩn phải tiếp tục đưa lính thuộc địa đỏ Việt Nam đi xâm lược các nước láng giềng, tức Căm-bốt, Thái-lan v.v… Nếu Tàu cộng can thiệp sẽ có hỗ trợ của mẫu quốc Nga-xô.

Dân nô lệ của cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị bắt vào lính để mở rộng thuộc địa cho Nga-xô sang Căm-bốt. Tất nhiên như vậy là chống Tàu cộng, đúng như nhiệm vụ của Nga-xô trao cho Hồ và cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương” từ đầu năm 1930 – ngăn chặn bá quyền Tàu cộng.

Riêng phần nhân dân VNCH, bị ách thực dân đỏ đô hộ bỏ tù, lưu đày, cướp bóc… ra sao thì cả thế giới đều biết, khỏi cần nêu lại ở đây (tuy rằng nhiều kẻ mau quên như loại Nguyễn ngọc Ngạn, cha con Nguyễn cao Kỳ v.v…).

Và thế là cuộc chiến với Căm-bốt và Tàu cộng (1979) đã xảy ra. Hơn 300 ngàn thanh niên, con em người dân của VNCH đã bị chết, thương tật, mất tích. Tài sản mà, Mỹ rút khỏi VNCH để lại, cộng với tài sản của chính quyền và nhân dân VNCH bị cướp đoạt, nướng hết vào chiến tranh phục vụ cho chiến lược bành trướng của thực dân đỏ Nga-xô, cũng không đủ, mà còn phải chịu gánh nặng nợ nần mua dụng cụ chiến tranh từ mẫu quốc Nga-xô.

Khi chiến tranh kết thúc thì bên cạnh món nợ khổng lồ với cả hai mẫu quốc đỏ Nga-xô – Tàu cộng, trên phần đất VNCH, ngụy quyền Hà-nội phải dâng cảng Cam-ranh và các mỏ dầu lửa cùng nhiều tài nguyên – kể cả lao động xuất khẩu sang Nga-xô làm lao dịch trừ nợ.

2) Còn phía mẫu quốc Tàu cộng, các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam bị san bằng, tài sản mọi loại bị cướp về Tàu hoặc bị phá hủy, không được bồi thường, Đã thế, ngụy quyền Hà-nội còn chịu nhận món nợ chiến phíquyền lợi Nga-xô – Tàu cộng mà tiêu vào việc xâm lược VNCH. Tàu cộng chiếm sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở các điểm cao chiến lược và… coi như huề (đến nay vẫn chưa tính được diện tích đất đai bị mất là bao nhiêu).

Ngụy quyền Hà-nội vẫn tiếp tục dâng đất cho Tàu cộng từ Hồ cho đến đủ mặt các đời “tổng bí thư” của đảng Việt gian cộng sản, kể cả các địa danh đã đi vào lịch sử như Suối Phi Khanh, Thác Bản Giốc v.v…

Sự nhất quán về đường lối dâng đất + biển cho Tàu cộng là bằng chứng không thể chối cãi bản chất Việt gian của “đảng cộng sản Việt Nam”! (Nga-xô không liền biên giới với Việt Nam nên lũ Việt gian ngụy quyền Hà-nội dâng nguyên liệu và người (lao động)!!!)

3) Mỹ rút ra khỏi Việt Nam, để lại gần 60 ngàn con em tử trận; nhiều công trình đô thị, giao thông hiện đại, nhiều kiến thức sản xuất, lưu thông phân phối, tài chính cùng công nhân có tay nghề cao và đặc biệt “một xã hội công dân” đang ra hoa với quyền lập nghiệp đoàn, tự do ngôn luận, tư tưởng, tín ngưỡng… và quyền sở hữu tư nhân. Mỹ đã không chỉ trút máu của công dân Mỹ mà còn trút vào đó hàng 200 tỷ USD!

Nghĩa là Mỹ rút ra tay không!

Chưa nói đến sau 30-4-1975, bao nhiêu người Việt Nam từ cả Nam cả Bắc đã tìm lại sự an bình và tương lai trên đất Mỹ.

Chỉ tóm tắt thế thôi, mong quý bạn đọc suy nghĩ kỹ xem ai là kẻ thủ lợi cụ thể trong chiến tranh ở Việt Nam trong suốt 2 thời kỳ?

Xin lưu ý cho rằng:

* Ngay từ 1930, Nga-xô đã lập tổ chức (tức đảng cộng sản Đông-dương), đào tạo nhân sự và có chủ trương xâm lược Đông-dương (núp dưới mỹ tự “cách mạng vô sản”).

* Tàu thì từ ngàn năm nay lúc nào cũng lăm le xâm lược Việt Nam. Tàu cộng chính thức vào Việt Nam từ cuối 1950.

* Còn Mỹ vào Việt Nam (từ 1965 mới ồ ạt vào) vì lý do: Việt gian cộng sản ra nghị quyết 15 (1-1959) thực thi vũ trang xâm lược VNCH. Để ngăn làn sóng thực dân đỏ ra châu á nên Mỹ phải vào Việt Nam.

Cho đến nay, sau khi đế quốc đỏ Nga-xô sụp đổ, các thuộc địa Đông Âu của Nga-xô được độc lập, tự do. Không nhờ sức mạnh của Mỹ; nhờ đại bộ phận dân chúng thầm lặng ở Việt Nam; nhờ sức mạnh chính nghĩa chống xâm lược của cộng đồng người Việt tỵ nạn “cộng sản” – nhất là ở Mỹ – thì hoặc Tàu cộng đã nuốt chửng Việt Nam hoặc tập đoàn Việt gian cộng sản đã dâng Việt Nam thành thuộc địa đỏ cho Tàu cộng!

Đó là một sự thực, mà chẳng cần thông minh và công phu nghiên cứu tài liệu cũng có thể nhìn ra được.

Sau 30-4-1975, nhân dân cả Bắc Nam được gì?

- Tiếp tục bị bắt làm lính chết cho đế quốc đỏ Nga-xô để nhận về những tờ giấy lộn gọi là “bằng liệt sỹ”, “bằng gia đình vẻ vang” và một số nào đó thì được vài cái huân chương, huy chương mạ đồng hay bạc, vàng, mang bán cũng chẳng có đứa điên nào mua.

- Tiếp tục đóng mọi loại sưu thuế cho ngụy quyền Hà-nội chi cho chiến tranh của đế quốc đỏ, trả nợ mẫu quốc; xây dựng lâu đài cho những tên ngụy quyền còn sống; xây dựng đền miếu cho những tên bị chết (như Nguyễn chí Thanh, Nguyễn thị Định)…

- Tiếp tục đưa con em đi làm lao nô ở cả mẫu quốc lẫn bán lao động, bán dâm khắp các nước từ Đài-loan đến Tàu lục địa; từ Đại-hàn đến các nước Trung-đông và sang ngay cả láng giềng: Thái-lan, Căm-bốt. Kẻ tổ chức mua bán đó chính là ngụy quyền Hà-nội! Chẳng khác gì trước đó ngụy quyền Hà-nội cũng bán tàu, bến bãi và thu vàng theo đầu người của những người tỵ nạn cộng sản?

- Tiếp tục bị vắt thêm những khoản thuế mới: tiền cúng công đức ở các đền chùa, nhà thờ, các điểm du lịch… để ngụy quyền Hà-nội nuôi loại thầy tu, sư sãi quốc doanh bôi lấm tâm hồn người dân.

- Cái mất mát lớn nhất của toàn dân Việt Nam là: năm 1946 trong hoàn cảnh lịch sử rối ren như thế, nhưng toàn dân Việt Nam vẫn có quyền tham gia tự do vào các đoàn thể đảng phái chính trị; được tự do bàu ra Quốc hội khóa 1, đa đảng. Kể từ cái kết quả nảy sinh từ cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ” và “Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam” thì miền Bắc Việt Nam, từ 1954 người dân bị tước quyền tự do bầu cử và ứng cử, thay thế vào đó là trò hề “đảng cử, dân phải bàu”. Đến sau 30-4-1975 thì cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều chung cảnh ngộ!!!

Nhìn thẳng vào diễn biến cụ thể ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua thì phải thấy những sự thật là:

1) Sau đảo chánh của Nhật, sự ra đời của chính phủ Trần trọng Kim, đã đem đến cho người dân Việt Nam nhiều quyền tự do. Đặc biệt là tự do biểu tình; tự do hoạt động chính trị của nhiều xu hướng; tự do ngôn luận qua nhiều báo chí tư nhân, không chịu sự kiểm soát của chính phủ.

2) Vì chính sách ngu dân của thực dân Pháp nên phần lớn nhân dân Việt Nam chỉ có lòng yêu nước chứ không phân biệt nổi các xu hướng chính trị. Cho nên bất cứ cá nhân hay đoàn thể nào nêu khẩu hiệu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập tự do cho Việt Nam là người ta theo.

Tuy nhiên, thuở đó dù bị hạn chế về truyền thông, nhưng nỗi khiếp đảm trước chủ trương diệt trí, phú, địa, hào của cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương”, ở các tỉnh Nghệ-an, Hà-tĩnh vào năm 1930, vẫn là nỗi ám ảnh lớn lao trong đầu óc người dân Việt Nam, nhất là nông dân.

Truyền thống văn hóa Việt Nam đề cao tính “hiên lương, quân tử, trung thực, nhân nghĩa, tín lễ” nên dù là trí thức khoa bảng cho đến người dân thường đều rất chất phác – nhất là nông dân, và ngay cả trong thương trường. Lại thêm truyền thống trọng các bậc khoa bảng, con dòng cháu giống, cho nên người dân Việt Nam ở thế hệ đầu thế kỷ 20 chưa hề có kinh nghiệm về tụi lưu manh chính trị.

3) Vì thế Hồ phải làm cái việc giải tán cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương” để:

+ Tận dụng chiêu bài của tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh). Đó là tổ chức của những người Việt Nam, có thể có xu hướng chính trị khác nhau, nhưng hoạt động tại đất Tàu, cần có tiếng nói chính thống nên theo đề nghị của cụ Hồ học Lãm đã ra đời từ 1936.

Sau khi được Trương phát Khuê – tướng Tàu Tưởng – thả ra, Hồ xin gia nhập Việt Minh của cụ Hồ học Lãm, Nguyễn hải Thần (Việt Cách), Vũ hồng Khanh (VNQDĐ) và xin được về biên giới hoạt động.

Núp dưới cái bóng của những người cách mạng “Dân tộc Quốc gia” Việt Nam, Hồ thấy có hiệu quả rõ ràng so với bộ mặt “cộng sản” máu me, nên từ 1941, Hồ họp với vài tên cộng sản để lái tổ chức của Hồ hoạt động trong lốt Việt Minh. Và, sau này bọn chúng bịa đặt ra cái gọi là bọn Hồ thành lập ra mặt trận Việt Minh (1941).

Vì thế, sợ rằng dần dà mọi người có thể thấy bộ mặt ăn cắp đó của Hồ, nên cuối năm 1946, Hồ cho thành lập “mặt trận Liên việt”, mở đường cho mặt trận Việt Minh về vườn, nghĩa là lưu manh loại bỏ các đảng Việt Cách và Việt Quốc!

+ Vì biết chắc chắn nhân dân Việt Nam, nhất là nông dân, sẽ không chấp nhận cái mô hình “Xô-viết Nghệ-Tĩnh” – một mô hình chính trị Việt gian, mở đường cho sự đô hộ toàn trị của thực dân đỏ Nga-xô. Cho nên Hồ mới phải giải tán “đảng cộng sản Đông-dương”, rút vào hoạt động “bí mật”, còn công khai chỉ là một “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx”!

Tại sao chính quyền đã về tay nhân dân – qua chính phủ Liên hiệp – với các đảng phái và cả Cựu hoàng Bảo Đại cũng tham gia, với tư cách Cố vấn tối cao, mà lại phải rút vào bí mật như thời thực dân Pháp đô hộ?

Bởi vì Hồ biết rằng cái “đảng cộng sản Đông-dương” đối lập với quyền lợi của quốc gia và dân tộc Việt Nam!!!

Cái “đảng cộng sản Đông-dương” chỉ ra công khai dưới tên “đảng Lao động Việt Nam” – cuối 1951 – sau khi đã hoàn toàn nắm được lực lượng vũ trang chống thực dân Pháp, tẩy não để biến thành công cụ chuyên chính, đảo chánh chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Từ đó Hồ sử dụng “đảng Lao động Việt Nam” như công cụ thực thi chính sách Việt gian bán nước cho thực dân đỏ Nga-xô.

Qua cái gọi là “cải cách ruộng đất” và “chỉnh đốn tổ chức”, rồi lại sửa sai của hai “phong trào cách mạng” đó, thực chất nội dung là:

* Loại bỏ trọn vẹn những người có tinh thần quốc gia, dân tộc; có tín ngưỡng; có uy tín trong dân địa phương, đặc biệt là làm lại mới cả tổ chứcnhân sự trong cái gọi là “đảng Lao động Việt Nam”. Nghĩa là lưu manh hóa và Việt gian hóa toàn đảng Lao động Việt Nam!!!

* Phá tan truyền thống văn hóa lâu đời của nông dân; phân hóa cao độ đến mức hận thù trong nhân dân, khiến vợ chồng, cha con, anh chị em, hàng xóm láng giềng, chẳng ai tin ai! Phổ biến nếp sống thực dụng tàn bạo: chỉ một miếng ăn là cha con, vợ chồng, bạn bè, họ hàng có thể vu cáo hãm hại lẫn nhau.

Kể từ đó thì:

* Một mất mát lớn nữa của toàn dân Việt Nam là: truyền thống sống đạo nghĩa, nhân hậu, trung thực v.v… bị xóa bỏ, thay vào đó là lối sống ích kỷ, thực dụng tàn bạo!!!

*****

No comments:

Post a Comment