Vũ thư Hiên:
“Chưa hết bệnh nói phét!”
(phần hai và hết)
Việt Thường
Vậy suy tư và cảm xúc thực sự của nhân dân miền Bắc là:
- Cuộc di cư vĩ đại của hơn một triệu người từ Bắc vào Nam… để tránh cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ” càng xa càng tốt. Ấy là còn nhiều triệu bị tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh ngăn cản cũng như khó khăn về vận chuyển.
- Số lớn ở lại miền Bắc không phải vì “Điện-biên hay Genève”, mà vì bị đột ngột, không biết giải quyết ra sao về tài sản, mồ mả; nghĩ rằng sau 2 năm có quốc tế can thiệp, thôi thì ráng chịu đựng cái chế độ “nón cối” này vậy.
- Hậu quả của “chiến thắng Điện-biên” và “Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam” thì ngay cả những người thực sự đóng góp cho cái “chiến thắng” ấy như “anh hùng Điện-biên”, trung tá Nguyễn quốc Trị; tổ trưởng xích hầu giết chết trung úy Bernard de Lattre là chiến sỹ thi đua toàn quân, Giáp văn Khương; nhà văn Trần Dần với tác phẩm “Người người lớp lớp”; tướng Đặng kim Giang – hậu cần cho Điện-biên; thứ trưởng quốc phòng Tạ quang Bửu – thành viên trong đoàn đi Genève 1954 và v.v… nhiều lắm lắm, đều trước sau ngã ngựa, tù đày, trở thành… “kẻ thù” của “nhân dân”?!
- Ngoại trừ Hồ và những tên Việt gian thực thụ như Duẩn, Chinh, Đồng, Hùng, Giáp, Thanh, Thọ, Hoàn, Tố Hữu v.v… cho đến nay là lũ bán đất, bán biển cho Tàu cộng như Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn văn An, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm, Lê công Phụng, Nguyễn di Niên, Vũ Khoan v.v… là thực sự thắng ở Điên-biên-phủ.
Đặc biệt một kẻ nhận vơ rất rất cực đoan, đó là quân sư hụt của “tổng bí thư ngã ngựa giữa dòng: Lê khả Phiêu” – kẻ đã bạo phổi sáng tác ra “chủ nghĩa Hồ chí Minh”, đã nguyền rủa việc “chúc văn giỗ tổ Hùng Vương” không đề cao “chiến thắng Điện-biên-phủ”; không đề cao “chiến thắng 30-4-1975, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách Mỹ-Ngụy”!!! Kẻ đã hạ bút viết những dòng tư tưởng sau (xin trích vài thí dụ):
Thí dụ 1: “Cho nên khi kết tội những người bị yếu thế như Hoàng văn Hoan, Vũ đình Huỳnh, Hoàng minh Chính, Đặng kim Giang, Lê Liêm… và gần đây nhất là tướng Trần Độ, chúng ta phải hết sức thận trọng không để các lực lượng chống cộng quốc tế cũng như các lực lượng tiêu cực, thoái hóa trong Đảng lợi dụng xuyên tạc, gây nhiễu về tư tưởng và chống phá chúng ta.”
Thí dụ 2: “Cần nhớ rằng, mỗi việc làm không đúng của chúng ta, những người đang đứng trên tiền đồn XHCN ở Đông-nam-á đều làm lợi cho kẻ thù, đều tác hại đến uy tín của CNXH, của Đảng cộng sản Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam. Chúng ta mở cửa giao lưu và làm bạn với tất cả các nước để tạo một bước phát triển mới cho Dân tộc và Cách mạng, nhưng không ai được phép quên rằng chúng ta đang ở trong “một vòng vây kiểu mới”, bên cạnh những lực lượng thương yêu, thiện chí, có cả những lực lượng thù địch với CNXH, thù địch với tất cả những gì tốt đẹp đang diễn ra trên đất nước chúng ta.”
Thí dụ 3: “Riêng trường hợp tướng Trần Độ (tên thật là Tạ hữu Phách), chúng tôi thẳng thắn phê phán ông: “Bác nói những điều tâm huyết mong làm lợi cho Đảng, cho Nhân dân nhưng bác lại chọn lối nói và cách dùng từ như “Đảng trị” chẳng hạn mới nghe chẳng khác gì luận điệu bọn chống cộng.”
Thí dụ 4: “Lại nhớ hồi “đổi mới”, mấy ông nhà văn và nhà lý luận đặt lại vấn đề “mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị”. Lại còn cho rằng văn nghệ không phát triển được vì phục vụ chính trị. Văn nghệ không phục vụ chính trị của một dân tộc hoặc một giai cấp thì phục vụ cái gì? Một vấn đề đã trở thành nguyên lý và đã thảo luận bao nhiêu năm rồi, thay đổi thế nào được? Đổi mới tư duy đâu có nghĩa là thay đổi những nguyên lý đúng đắn mà cả ta lẫn kẻ thù tư tưởng của ta đều phải tuân thủ nghiêm túc.”
Thí dụ 5: “Chúng tôi kiến nghị tất cả các cuộc hội thảo quốc tế ở Việt Nam nhất là những hội thảo về văn hóa phải bày tượng nhà văn hóa Hồ chí Minh cho người ta chiêm ngưỡng mà bàn bạc cho đứng đắn.”
Thí dụ 6: “Võ nguyên Giáp nếu dập theo binh pháp của Hoàng-phố hay Xanh-xia (Sincyr)(1) hoặc khuôn theo ý cố vấn này cố vấn khác thì chắc cũng không có một “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.”(2)
Vài nét tự họa nói trên cho phép nhận diện về Trần Khuê, cán bộ nghiên cứu Viện Hán Nôm của ngụy quyền Hà-nội, được nhóm “phản tỉnh cuội” Vũ thư Hiên, Bùi Tín… đánh bóng thành nhân vật “đấu tranh cho dân chủ”; được vài anh nhà báo, trí thức… quáng gà còn thổi lên thành “giáo sư” rồi lại “viện trưởng” v.v… (Khổ quá, thiến heo như Đỗ Mười còn làm “bố” của những loại giáo sư, tiến sỹ, viện trưởng kiểu đó kia mà).
Điều trái khoáy là có kẻ còn, xóa bỏ quá khứ của mình, khom lưng theo đuôi Vũ thư Hiên, để xây dựng các tổ chức “chống tham nhũng” ở hải ngoại nhằm kiếm đô-la Mỹ và phổ biến “chủ nghĩa Hồ chí Minh” trong tác phẩm của Trần Khuê, ngay trong lòng của những người tỵ nạn cộng sản – tức tỵ nạn vì hậu quả tội ác Việt gian của Hồ!!!
Cho nên suy tư và cảm xúc của Vũ thư Hiên về “Điện-biên-phủ” và “Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam”, chỉ đại diện cho tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh – cả tụi thờ Nga-xô lẫn tụi thờ Tàu cộng; đại diện cho những tên “phản tỉnh cuội” được ngụy quyền Hà-nội cho ra hải ngoại điều hành tụi nằm vùng, tụi chủ hàng – tức thành phần trung hòa – tụi ngộ độc thông tin, tụi quáng gà chính trị theo chủ nghĩa cơ hội, nhằm lũng đoạn cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, lèo lái cộng đồng “đầu hàng” để thành cộng dân của cái gọi là CHXHCNVN, đóng thuế thu nhập cho chúng, qua kế hoạch hoạt động chính trị cho cộng đồng, mà Bùi Tín đã đề nghị lập 4 Quỹ tình thương (trong đó đề nghị mỗi tháng mỗi người đóng một ngày lương).
Để tự nguyện gia nhập vào một tổ chức do các “cuội” của ngụy quyền Hà-nội chỉ đạo, trong cái danh xưng dễ bị lừa như: “Văn phòng chống tham nhũng”, do nhà văn hồi ký, không làm chính trị Vũ thư Hiên cầm cương!
Bọn “phản tỉnh cuội” còn có nhiệm vụ lợi dụng tinh thần tự do của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, lợi dụng tính hiền lương của cộng đồng để tô vẽ những tên “dân chủ cuội” ở trong nước khiến cộng đồng lôi chúng ra khỏi ẩn số, được quốc tế biết đến. Thế là với “bộ mặt dân chủ” có “cầu chứng quốc tế và cộng đồng tỵ nạn cộng sản”, chúng ngoi lên địa vị “lãnh tụ đối lập” ở trong nước, nhằm len vào các nhân vật đối lập trẻ ở trong nước để lèo lái ho từ từ đi vào… nhà tù hoặc bị cuội hóa.
Một trong những cuội dân chủ nguy hiểm nhất hiện nay là: “tiến sỹ”, “viện sỹ” Nguyễn thanh Giang, một người mà cả vợ, cả chồng đều đi học nước ngoài trong khi người cùng lứa tuổi phải đóng tuồng “sinh Bắc tử Nam”; người mà hai con đều du học các nước “tư bản”, rồi lại làm việc ở các nước “tư bản”, trong khi bạn bè cùng lứa phải đi nông trường quân đội; đi lao động bán sức, bán dâm; người mà cả gia đình đi nước ngoài như đi chợ và tiếp khách nước ngoài nhiều nhất Hà-nội; người mà đi đâu cũng khoe: “anh Trần đức Lương rất biết tôi”; người “tiến sỹ”, “viện sỹ” có lẽ là đầu tiên trong không chỉ lịch sử Việt Nam mà cả thế giới đã than vãn: “mất bao nhiêu tiền mua sách, mất bao nhiêu là thì giờ đọc sách”!!! (Chắc trước đó chỉ ra công chạy đến cửa quan lớn đỏ như Trần đức Lương để nghe huấn dụ và… vẫy đuôi) – (Còn nhiều lắm mà toàn do Thanh Giang lẻo mồm tự nói ra mà thôi).
Đảng cuội Việt Nam
Một trong những truyền thống của nhân dân Việt Nam là trung thực, khiêm nhường. Tiếc rằng, từ khi tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh nắm quyền đô hộ, bản thân Hồ đã là một tên nói phét loại thượng thừa. Với chính sách trồng người của Hồ, một lũ Việt gian nòi, tiếp bước Hồ thực thi và phát triển việc nói phét thành “đảng sách”. Chúng nói phét cả những cái không đáng gì!!!
- Thí dụ về Hồ, với bút danh Trần dân Tiên, tự đề cao hơn cả nhà ảo thuật. Hồ kể rằng, thuở hàn vi ở Paris, trời lạnh quá, sáng đi làm, Hồ phải vứt cục gạch vào lò, chiều tối về lấy giấy báo gói cục gạch nung đó để ôm ngủ cho… khỏi lạnh cóng!!!
Quý bạn đọc thí nghiệm việc làm này của Hồ xem. Chắc chắn sẽ bị cháy thành… vịt quay ngay!
Cho nên ở Bắc Việt Nam trước đây, một bài thơ về Hồ (trong dòng thơ phản kháng, mang tên “Thơ ghế đá”) đã viết rằng:
“Họ Hồ ra đứng xem trăng
Thấy chú Cuội nằm dưới gốc cây đa
Họ Hồ mới gọi Cuội ta
Rủ thi nói phét xem là ai hơn
Nghe Hồ miệng nói ngọt trơn
Cuội vội quỳ xuống, xin tôn làm thày!!!
Sau phát súng lệnh mẫu mực đó của Hồ, là sự chỉ đạo phong trào nói phét trong toàn đảng toàn quân ở Bắc Việt Nam.
Xin đưa vài thí dụ về kết quả của phong trào nói phét XHCN:
1- Từ ban tuyên huấn trung ương do “vè sỹ” Tố Hữu chỉ đạo:
“Nghiêng đồng đổ nước ra sông
Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa
Biến sỏi đá làm ra lúa gạo!”
2- Tác phẩm “Bất khuất”, hồi ký của Nguyễn đức Thuận, được là một trong hai tác phẩm lấy làm “Tài liệu học tập cho toàn dân”. Hồi ký viết về giai đoạn Nguyễn đức Thuận là “phó bí thư xứ ủy Nam bộ”, bị bắt và bị bác sỹ Trần kim Tuyến – chính phủ Ngô đình Diệm – sai người tra tấn bằng chiếu ngọn đèn một vạn nến (10.000w) vào mặt hàng… giờ đồng hồ!(?) Ấy thế mà Nguyễn đức Thuận không bị cháy thành than! Nói khoác quá cỡ thợ mộc!
Cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô đình Diệm khiến Nguyễn đức Thuận có cơ hội trốn khỏi tù. Ra Hà-nội hắn được cửa làm phó chủ tịch Tổng công đoàn (phó cho Hoàng quốc Việt); rồi vào trung ương khóa 4, làm chủ tịch Tổng công đoàn, thay chỗ của Hoàng quốc Việt. Từ đó vọt lên ủy viên ban bí thư trung ương đảng Việt gian cộng sản, phụ trách Trưởng ban dân vận trung ương… chắc là nhờ tài nói phét giống Hồ!
Phong trào viết “Hồi ký cách mạng” là một hình thức thi nói phét trong nội bộ tập đoàn Việt gian cộng sản vào những năm của nửa cuối thập niên 50. Cũng vì nói phét quá trớn nên hồi ký của tên nọ mâu thuẫn với tên kia. Đồng thời nó cũng cho người đọc – nếu tỉnh táo – thấy được sự bỉ ổi lưu manh của tụi chóp bu trong tập đoàn Việt gian cộng sản đối với ngay “đồng chí” gần gũi của chúng.
Thí dụ: Hồi ký của Văn tiến Dũng viết năm 1959, có kể lại câu chuyện Dũng vượt ngục muốn liên lạc với tổ chức nhưng bị coi là AB (tức anti-bolchévik), nên Dũng phải lang thang kiếm sống, cạo đầu đi tu. Sau một thời gian, được Hoàng quốc Việt, nhân danh thường vụ trung ương, tìm gặp và cho phục hồi.
Kể từ khi vượt ngục ra, Dũng không biết tin tức gì của vợ là Đặng thị Kỳ. Cho đến khi được phục hồi, Dũng mới được liên lạc báo cho Dũng đến gặp cấp trên ở một cánh đồng. Khi Dũng tới chỗ hẹn thì “cấp trên” chính là Trường Chinh. Dũng cảm động khóc lóc. Sau khi được Trường Chinh ủy lạo, thì Trường Chinh cho Dũng hay vợ Dũng – tức Đặng thị Kỳ – đang chờ Dũng trong cái quán tránh nắng. Trường Chinh cho Dũng biết, trung ương lấy Đặng thị Kỳ đi công tác đặc biệt, vì vậy cho phép hai vợ chồng được gần gũi nhau nửa ngày.
Sau khi gần gũi với Dũng xong, Đặng thị Kỳ theo Trường Chinh về, lúc đó mới biết bị Trường Chinh giao nhiệm vụ phải đóng vai vợ của Lý chính Thắng, để mang tài liệu từ Hà-nội vào Nam cho xứ ủy Nam-kỳ.
Đặng thị Kỳ đóng vai vợ Lý chính Thắng. Và Lý chính Thắng đóng vai một “ông Phán” được cử vào Nam làm việc. Nhờ “đóng kịch như thật” nên hai người mang tài liệu trót lọt vào Nam. Và, Đặng thị Kỳ… cá bàu, ra đến Bắc thì sanh đứa con đầu lòng.
Nước cờ của Trường Chinh, cho Dũng gần gũi vợ nửa buổi, trước khi cho vợ Dũng đóng vai vợ một “ông Phán” đẹp trai và trí thức – Lý chính Thắng – là nguyên cớ sau này Dũng nhanh chóng ngả sang phía Lê Duẩn khi nắm cái ghế tổng tham mưu trưởng ngụy quân cộng sản!
Các loại bút nô Việt gian cộng sản thường tự hào rằng ở miền Bắc, ra ngõ là gặp anh hùng. Đấy cũng là một kiểu nói phét. Đúng ra phải nói rằng, ở miền Bắc Việt Nam, dưới sự đô hộ của thực dân đỏ Nga-xô – Tàu cộng, ở nhà; ra đường; đến cơ quan, trường học v.v… Bất cứ chỗ nào cũng gặp lũ nói phét!
Có lưu ý đến bản chất nói phét đó thì khi nghe nói chuyện hay đọc sách, báo của bút nô, trí nô cộng sản sẽ nhanh chóng thấy ngay sự nói phét muôn hình muôn vẻ của chúng.
Cho nên, mặc dù khoác áo “phản tỉnh” hay “đấu tranh cho dân chủ”, các bài trả lời phỏng vấn, sách… của bọn này đều toàn chuyện “nói phét… cứ như thật”!!!
Trong số nói phét đang sống ngoài Việt Nam, Vũ thư Hiên thuộc loại nói phét bẩm sinh cộng thêm sự vun đắp nhiều năm bằng đường lối “giáo dục của nhà trường XHCN”, bằng chính sách “trồng người” của “lãnh tụ nói phét” Hồ chí Minh, cho nên khá độc đáo!
Xin tạm trích một số đoạn trong hồi ký chính trị “Đêm giữa ban ngày” của Vũ thư Hiên dưới đây.
Trước hết xin lưu ý quý bạn đọc về Vũ thư Hiên như sau:
- Cha đẻ là ông Vũ đình Huỳnh, 1945 được làm thư ký cho Hồ chí Minh. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chính phủ Liên hiệp Kháng chiến chạy lên Việt-Bắc, ông Vũ đình Huỳnh được cử giữ chức vụ cao nhất là Vụ trưởng Vụ lễ tân thuộc bộ ngoại giao, thì lúc đó chỉ phục vụ cơm canh, củi thịt cho mỗi sứ quán Tàu cộng mà thôi.
- Sau Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, tập đoàn Hồ chí Minh tạm quản lý miền Bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra và chúng đem nhau vào tiếp quản Hà-nội. Tất cả đều nhận phần nhà ở là những vi-la to đẹp. Ông Vũ đình Huỳnh vẫn chỉ là Vụ trưởng Vụ lễ tân thuộc bộ ngoại giao, cho nên tiêu chuẩn chỉ là một ngôi nhà khá khiêm tốn (nếu không muốn nói là tầm thường) ở đầu ngã tư Lý Thường Kiệt và Phan Chu Trinh (Hà-nội). Thời Pháp thuộc, nhà này cho một tên cai cứu hỏa của Pháp thực dân ở. Cỡ Vụ trưởng ở như vậy là sang rồi. Chắc chắn không phải do ông Vũ đình Huỳnh… khiêm tốn. Khi ấy cũng chỉ có sứ quán Tàu cộng, Nga-xô và ủy ban quốc tế giám sát đình chiến với Canada, Ấn-độ và Ba-lan, có ma nào nữa đâu mà lễ với tân.
Vụ lễ tân lo chuyện ẩm thực, xe cộ cho các tòa đại sứ và đón tiếp các đoàn. Có thể coi đó là cái vụ lép vế nhất trong bộ ngoại giao. Ông Vũ đình Huỳnh cũng không có chân trong “đảng đoàn” của bộ ngoại giao, và cũng không có thẻ mua hàng ở cửa hàng cung cấp đặc biệt ở phố Tôn Đản, mà chỉ có thẻ mua ở cửa hàng phố Nhà thờ (phòng thông tin của Mỹ xưa kia ở Hà-nội) hoặc cửa hàng khu Vân Hồ (nghĩa là nơi cung cấp cho chuyên viên bậc 2 và cấp thiếu tá).
Tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh đẻ ra chế độ cung cấp vì thế muốn biết một kẻ nào đó là “cán bộ quan trọng” ở mức nào thì cứ nhìn vào nhà ở, xe cộ đi lại và thẻ mua thực phẩm là biết liền. Còn tô vẽ một trăm thứ “cựu” cũng chẳng giá trị gì.
Nguyễn thị Bình, xuất thân là thư ký của Nguyễn thị Thập thôi, vậy mà qua bộ ngoại giao được làm Vụ phó Vụ lễ tân. Nhờ “đá lông nheo” với Xuân Thủy – bộ trưởng – nên khi Xuân Thủy cầm đầu đoàn miền Bắc sang hội nghị Paris về Việt Nam, Xuân Thủy đã tống Trần bửu Kiếm, bộ trưởng ngoại giao của cái chính phủ con rối nước “Mặt trận giải phóng” về lo cơm nước cho vợ, đặt Nguyễn thị Bình vào để làm “búp bê” biết cười của Xuân Thủy. Thiên hạ leo thang quan lại đỏ nhanh như vậy, có đâu như ông Vũ đình Huỳnh – ngồi một chỗ từ đầu cho đến… lúc bị “đảng và bác” cho đi… tù!!!
Vì thế, có thể có câu hỏi rằng: Tiêu chuẩn hưởng thụ của ông Vũ đình Huỳnh kém, có thể vì thất sủng, do ông ấy thẳng thắn và đạo đức hơn các “đồng chí trong đảng của ông ấy” chăng?
Câu hỏi này sẽ kết hợp được giải đáp trong các trích dẫn của chính Vũ thư Hiên viết ra trong cuốn hồi ký chính trị “Đêm giữa ban ngày”.
*****
Nếu Hồ chí Minh phải núp dưới những cái tên Trần dân Tiên (một nhà báo) hay T. Lan (một bác sỹ) để tạo ra nhân vật thứ ba,, dùng miệng của nhân vật thứ ba đó để tự bốc thơm, thì Vũ thư Hiên (cũng giống hệt Bùi Tín) học tập theo kiểu đó. Nghĩa là mượn mồm nhân vật thứ ba để tô son trát phấn cho cả hai cha con.
Thí dụ 1: Vũ thư Hiên đi xem bói, mượn mồm thầy bói để tự thổi ống đu đủ cho mình như sau:
“Sáng nay tôi độn biết ông sẽ đến. – Cặp kính đen nhìn tôi. – Thánh dạy: có quý nhân đến nhà.” (Đêm giữa ban ngày, trang 184)
Đọc câu trên của Vủ thư Hiên mà cứ tưởng như đang đọc… Đông Chu liệt quốc của Tàu.
Thí dụ 2: Vũ thư Hiên cũng mượn mồm thày bói để tô vẽ cho ông thân sinh:
“– Lận đận quá! – Ông già lắc đầu ái ngại – Tính ra thì thời Tây Tây bắt, thời Nhật Nhật bắt, đến thời ta cũng không yên. Con người sao mà khốn khổ thế! Cương cường quá, thẳng tính quá, nên mới bị tai vạ. Cự môn đắc địa lại gặp hỏa tinh, thất sát…” (Sách đã dẫn, trang 186).
Cái ông thầy bói này đúng là bốc phét chứ không phải bốc quẻ, vì: lấy ngày, giờ, năm, tháng sinh của Vũ thư Hiên mà lại tính được ra… tử vi của ông bố; rằng: “cự môn đắc địa” lại gặp “hỏa tinh, thất sát”!(?) Thêm nữa, làm sao mà Cự môn lại gặp Thất sát được??? Đây đúng là cách lấy tử vi của Vũ thư Hiên mà thôi – nghĩa là “xét lại” so với “giáo điều” của Trần Đoàn!!!
Ai đã có chút hiểu về tử vi chỉ bằng cái vảy móng tay, đọc xong đoạn văn trên của Vũ thư Hiên cũng thấy nhân vật thầy bói của Vũ thư Hiên là do hư cấu mà ra!
Thế là, qua mồm me-xừ thầy bói, Vũ thư Hiên thành quý nhân, mà còn do thánh đánh giá kia đấy! Sợ không? Còn ông Vũ đình Huỳnh thì số lận đận (có nghĩa là có tài mà không gặp thời) và là con người cương cường quá, thẳng thắn quá!(???)
Lại xin được trích lời của Vũ thư Hiên để xem ông Vũ đình Huỳnh có cương cường và thẳng thắn bình thường không thôi, chứ chưa nói đến là quá.
Trong “Đêm giữa ban ngày”, trang 232, Vũ thư Hiên viết:
“… Tính cách Thọ (Lê đức Thọ) thế nào thì ông (tức Vũ đình Huỳnh) đã biết từ nhà tù Sơn-la. Thọ đã nhiều lần mưu mô hạ uy tín các đồng chí lão thành cách mạng để tôn mình lên.
… Ngoài chuyện tính cách, chắc cha tôi còn có điều nghi ngờ Thọ trong sự liên lạc thậm thụt với công sứ Cousso, mà ông biết trong thời gian ông làm thư ký trong nhà tù Sơn-la. Vào những năm này, những cựu tù nhân Sơn-la kể lại, Lê đức Thọ một hồi được Cousso lấy ra làm tạp dịch tại nhà y. Cũng vào thời gian này một số việc của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ. Tướng Đặng kim Giang cũng có chung với cha tôi một mối nghi ngờ đó. Trong một câu chuyện giữa hai người tôi nghe tướng Giang nói: “Phải chi Tô Hiệu còn sống. Vía nó (chỉ Thọ) cũng không dám như vậy.” Nhưng cả hai im lặng. Với một Lê đức Thọ quyền sinh quyền sát như thế, giữ im lặng là phải.”
Nếu sự việc trên là thật, thì bạn đọc có thể hiểu tính cách con người của ông Vũ đình Huỳnh như sau:
1) Vô trách nhiệm: biết việc Lê đức Thọ là tay sai của Cousso (cho là nghi vấn) mà còn có nhiều nhân chứng cũng biết, thì phải có trách nhiệm báo với tổ chức!
2) Cơ hội chủ nghĩa: lờ đi vì nghĩ rằng Lê đức Thọ sẽ phải đền đáp cái ơn im lặng.
3) Hèn: thấy Lê đức Thọ quyền sinh quyền sát nên sợ mà im lặng.
Bài học “Thất trảm sớ” của Chu văn An chắc không dám nhớ đến! Một người như vậy làm sao lại có thể được coi là cương cường và thẳng thắn, lại còn thêm tiếng quaù nữa!!!
Vũ thư Hiên nhận xét: “Giữ im lặng là vàng”. Điều này cho thấy những phần tự tô vẽ mình như con người bất khuất khi ở ngoài đời cũng như lúc ở tù là nói phét!
Cái thuở trước năm 1960 – nghĩa là trước khi có đại hội khóa 3 của đảng cộng – thì Lê đức Thọ mới chỉ là ủy viên trung ương, là phó của Lê văn Lương (ủy viên dự khuyết bộ chính trị) về công tác tổ chức. Còn Hồ thì quyền uy tuyệt đối: chủ tịch đảng cộng; chủ tịch nước; chủ tịch hội đồng quốc phòng.
Ông Vũ đình Huỳnh sợ Lê đức Thọ như thế nào thì đoạn văn trích ở trên do chính Vũ thư Hiên viết ra. Không biết có phải vì quên không hay vì “bịa kém” như Vũ thư Hiên tự nhận (sách đã dẫn, trang 182), nên đã lồng vào mồm ông Vũ đình Huỳnh những lời “sài sể và dạy dỗ” Hồ ngay trước mặt một người khác, theo Hiên cho biết, đó là phó chánh án tòa tối cao:
“Lại một lần nữa, cha tôi bỏ công việc về Hà-nội gặp ông Hồ chí Minh. Đang trong cơn đau gan nặng, ông chống gậy lên chủ tịch phủ. Ông nói lớn với ông Hồ: “Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào, đồng chí!”
Một con người “ngậm miệng” im lặng trước Lê đức Thọ có thể nào dám to tiếng trước mặt người khác, chửi khéo rằng Hồ chí Minh là “không có học”, là “dốt nát”. Mà lại là chửi thẳng vào mặt Hồ chí Minh???
Bạn đọc có thể khách quan tìm thấy câu trả lời. Chưa kể những tình tiết bịa một cách ngây ngô.
Thí dụ 1: Ông Vũ đình Huỳnh vừa mắng Hồ là “phải vừa làm vừa xây dựng chính quyền” trong lúc ông ta vi phạm một cách thô bạo. Đó là Hồ chí Minh đang nghe một cán bộ cao cấp báo cáo công tác (phó chánh án tòa tối cao) mà dám “xồng xộc” vào cắt ngang. Như thế không chỉ coi thường cá nhân Hồ và cá nhân ông phó chánh án tòa tối cao, mà còn là vi phạm tổ chức mà ông Huỳnh đề xuất phải… học!(?)
Thí dụ 2: Phủ chủ tịch, mà qua Vũ thư Hiên viết, cứ y như bãi chăn trâu. Tùy tiện ai muốn vào cũng được, không có ai thông báo cho Hồ. Và Hồ cũng làm việc tùy tiện, chẳng có lịch tiếp khách!!!
Một chế độ độc tài công an trị, chỗ nào cũng đầy chó vàng, chó xanh mà… Quả là nói phét hơn Trần dân Tiên!!!
Theo Vũ thư Hiên (trong sách đã dẫn) thì những điều Hiên viết đều được ông Vũ đình Huỳnh duyệt qua, vậy mà ông Vũ đình Huỳnh để nguyên xi thì lại lòi một tính cách nữa ngoài cái “ngồi ỳ” (tức im lặng) là kinh nghiệm hàng đầu trong ứng xử dưới ách nô lệ đỏ! Đó là bệnh hoang tưởng!!!
Trong “Đêm giữa ban ngày”, người đọc dễ dàng nhận thấy Vũ thư Hiên quen và được kính nể của đủ loại cán bộ cao cấp, tướng lãnh, các nhà văn tên tuổi. Sự đề cập đến các nhân vật đó là sự cố tình của Vũ thư Hiên, dùng họ như cái bàn cọ để đánh bóng bản thân và thân phụ. Tỷ dụ, để thanh minh vì sao ông Vũ đình Huỳnh lại chỉ được coi là loại cán bộ tầm thường, Vũ thư Hiên, mượn mồm của Kỳ Vân để nói như sau (sách đã dẫn, trang 258-259):
“Sở dĩ ông cụ cậu không có chức sắc trong đảng là vì hồi bí mật Đảng chủ trương để ông cụ hoạt động công khai, có chân trong trung ương hay là xứ ủy, bị Tây bắt nó xử dữ lắm, Đảng không có người tháo vát như ông cụ để chắp nối liên lạc cho các cơ sở Đảng. Đến lúc có chính quyền rồi thì ông Cả (tức Nguyễn lương Bằng) lại bắt ông cụ cậu giúp việc ông Hồ. Trường Chinh không thích ông cụ cậu là vì ông cụ thảng tính, không chịu xu nịnh. Lê đức Thọ thì ghét ông cụ lắm lắm, thằng tiểu nhân ấy khi còn ở Sơn-la với tụi mình bị ông cụ sạc cho mấy trận vì cái tính đâm bị thóc chọc bị gạo trong anh em. Chứ nó sao bì với ông nhà cậu được! Khi ông cụ vào Nam ra Bắc làm cách mạng thì nó còn là học trò. Bọn Lê đức Thọ viện cớ ông cụ không có chức sắc, không đưa ông ấy lên. Mình biết ông cụ cậu từ hồi bí mật, mình biết cái tính ông ấy, ngay thẳng lắm, mà nóng lắm, không kiêng nể ai đâu, nhưng đối với bạn bè, đồng chí thì tình nghĩa rất mực, cho nên mình quý.”
Chẳng lẽ cái gì cũng biết hết mà Vũ thư Hiên lại không biết rằng cái người cũng trong nhóm “xét lại” của cha con Vũ thư Hiên, là Dương bạch Mai, cũng hoạt động công khai, mà vẫn được là ủy viên trung ương chính thức? Còn thành thực mà nói, ông Vũ đình Huỳnh, lúc hoạt động công khai cũng chẳng ai nghe nói đến, mà người ta mới chỉ biết đến ông ta sau khi cả đám gọi là “xét lại” bị trừng trị, mà ông ta thì độc đáo là vì cả hai cha con cùng dính trấu. Chỉ đến lúc “Đêm giữa ban ngày” được in ra thì người ta mới nhớ đến rằng, ông Vũ đình Huỳnh này, đã có lúc là thư ký của Hồ, vào cái lúc Hồ vừa thoát khỏi hang Pắc-bó và vòng tay của cô bé đưa cơm, người Tày!
Không chỉ đánh bóng hai cha con, qua “Đêm giữa ban ngày”, Vũ thư Hiên còn đánh bóng các bộ mặt thờ Nga-xô mà bọn thờ Tàu cộng chụp cho cái nón cối “xét lại”, thành những con người nhân bản, yêu nước, đấu tranh cho dân chủ v.v… Vũ thư Hiên còn bạo phổi nâng bậc cho bọn đó để cho thêm phần quan trọng. Chẳng hạn, Lê Liêm, Bùi công Trừng v.v… chỉ là dự khuyết trung ương thì nâng thành ủy viên trung ương chính thức!(?) Rồi có người, như ông Nguyễn minh Cần, qua Nga-xô học, rồi điện thoại về từ bỏ vợ cũ là bí thư đảng ủy Khu Hoàn Kiếm (Hà-nội), ở lại Nga-xô và lấy vợ Nga là từ một nguyên cớ khác (nhân chứng và nạn nhân đều còn sống, ở trong nước cũng có mà ra nước ngoài rồi cũng có), được Vũ thư Hiên khi qua Nga, móc nối, “kết nạp” vào cái gọi là nhóm “xét lại” để sử dụng. Vì thế chỉ riêng Vũ thư Hiên mới biết rằng ông Nguyễn minh Cần là “xét lại”, trong khi Nguyễn văn Trấn, trong “Gửi mẹ và quốc hội”, và ngay lá đơn kiện của Hoàng minh Chính, được in trong cuốn “Mặt thật” của Bùi Tín, thì ông Hoàng minh Chính (được coi là “trùm xét lại”) chỉ nhắc đến Phạm Việt là phó tổng biên tập báo Hà-nội Mới, không hề nhắc đến ông Nguyễn minh Cần, mặc dù lúc ấy ông Cần là cấp trên trực tiếp của ông Phạm Việt, vì ông ta là chủ nhiệm của báo Hà-nội Mới!!!(?)
Và, mặc dù chức vụ cao nhất của ông Nguyễn minh Cần chỉ là: thường vụ thành ủy phụ trách trưởng ban tuyên huấn của thành ủy Hà-nội, giữ chức Chủ nhiệm báo Hà-nội Mới và giữ chức phó chủ tịch của Hà-nội. Vậy mà Vũ thư Hiên nâng ông Cần lên thành phó bí thư thành ủy Hà-nội (chẳng khác gì nâng bà bộ trưởng lao động của chính phủ Mỹ thành phó tổng thống!). Tờ Thông-luận của nhóm Nguyễn gia Kiểng còn bạo phổi hơn, có lúc còn nâng ông Nguyễn minh Cần thành… “nguyên bí thư thành ủy Hà-nội”.
Việc nâng nhau lên chỉ có thể giải thích:
- Ngu mà thích nói;
- Có âm mưu đen tối!!!
Sách và bài viết của ông Nguyễn minh Cần khá là trung thực và có hiệu quả tốt trong việc vạch trần tội ác của tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh. Tiếc rằng, lúc dính dáng đến Vũ thư Hiên, ông Nguyễn minh Cần trở thành mơ hồ, ca ngợi tên đồ tể của Hồ là Trần Độ; còn đau khổ khi nó chết và bậy nhất là đi theo võ của Vũ thư Hiên để nâng những “trí thức trẻ ở Toronto” (mà ngủ li bì) đã làm lễ tưởng niệm, đọc văn tế tên đao phủ Trần Độ thành “trí thức trẻ tiên tiến” (có nghĩa ai không thương khóc Trần Độ là không tiên tiến), y hệt cái công thức xưa kia ông Nguyễn minh Cần có nhiệm vụ nhồi sọ người dân Hà-nội là “không yêu CNXH là không yêu nước” vậy!!!
Trong “Đêm giữa ban ngày” đầy rẫy những thông tin tầm bậy tầm bạ, đúng là “Nói Phét Giữa Ban Ngày”!
Một dịp khác chúng tôi sẽ trở lại “”Đêm giữa ban ngày”. Những thí dụ trích nêu trên nhằm chứng minh bàn chất nói phét của Vũ thư Hiên vẫn còn rất nghiêm trọng.
Giờ xin trở lại, những điều nói phét của Vũ thư Hiên, trong trả lời phỏng vấn của ông Võ triều Sơn (VNN) nhân cái gọi là kỷ niệm 50 năm về đánh nhau ở Điện-biên-phủ và Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam.
Thí dụ 1: Sau khi trả lời câu hỏi thứ nhất, sang câu thứ hai, Vũ thứ Hiên lại cố len ông thân sinh vào một cách mập mờ như sau:
“Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện-biên-phủ, khi chiến thắng đã gần kề, một người thân cận của ông Hồ chí Minh bàn với ông: “Lúc này là lúc tốt nhất để hòa đàm (với Pháp). Ta không tuyên bố chiến thắng Pháp, mà ở phút chót của Điện-biên-phủ nên liên lạc với Pháp để đưa Pháp trở lại với những điều kiện ta đã đặt ra trong những cuộc đàm phán từ năm 1945: nước Pháp công nhận nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, nước Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, Việt Nam ưu tiên xuất cảng nguyên liệu cho Pháp, ưu tiên nhập cảng hàng hóa Pháp… Trong tình hình hiện tại Pháp sẽ buộc phải chấp nhận những điều kiện mà trước kia họ chối từ. Một khi Pháp vẫn còn có mặt ở Đông-dương thì Mỹ không thể nhảy vào. Đổi một kẻ thù yếu lấy một kẻ thù mạnh là thất sách.” Ông Hồ chí Minh không nghe: “Thế ta như chẻ tre. Vậy mà còn bàn lùi.””
“Người thân cận” mà Vũ thư Hiên không dám nêu tên, dù con nít cũng đoán ra là ông Vũ đình Huỳnh. Thuở đó gần gũi Hồ ngoài Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê văn Lương, Tố Hữu, Lê thanh Nghị… thì chỉ có ít tà-lọt lo cơm nước, giặt đồ, cắt cỏ cho ngựa ăn. Còn Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Nguyễn văn Trân… đều ngoài mặt trận. Chẳng lẽ Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê văn Lương… không có việc gì hoặc bị điên hay sao mà phải hạ mình “tâm sự cơ mật” cho nhà văn hồi ký của 40 năm sau!(?)
Một lần nữa, việc cho ông thân sinh ra sân khấu chứng tỏ Vũ thư Hiên lại “bịa kém” như đã thừa nhận trong “Đêm giữa ban ngày” (trang 182).
Không những “bịa kém”, Vũ thư Hiên còn khiến cái nhân vật “thân cận” đó thiếu thông minh và vạ miệng nữa:
- Thiếu thông minh ở chỗ như Vũ thư Hiên trả lời ngay trên đó rằng: “… chuyện người Mỹ sẽ thế chân người Pháp ở Đông-dương là điều có thể đoán được mà không cần đến một trí thông minh đặc biệt.”
- Hầu hạ bên cạch Hồ mà vẫn khờ khạo đến mức phê phán Hồ là “thất sách”. Trình độ bị hạn chế, không thuộc loại được coi trọng mà lúc nào cũng muốn tranh khôn hơn người, trách nào lận đận như “ông thầy bói” đoán sau này.
Thí dụ 2: Giờ đây khi mà mẫu quốc đỏ Nga-xô chết lăn đùng, còn bà dì ghẻ Tàu cộng hiện nguyên hình “mẹ của Cám”, và cũng vì qua VNN để phổ biến đến người Việt tỵ nạn cộng sản nên Vũ thư Hiên… phủ nhận sự “chiến thắng ở Điện-biên-phủ” là công thức:
Máu nô lệ Việt Nam + vũ khí Nga-xô – Tàu cộng + cố vấn Tàu cộng
Cái trò quay lưỡi 180 độ này là để phù hợp với đường lối của tập đoàn ngụy quyền Hà-nội hiện nay: đánh bóng Võ nguyên Giáp nhằm:
- Quậy lại lòng tự hào dân tộc của nhân dân Việt Nam – cả trong và ngoài nước, vì đang có “sự cố” với Tàu cộng ở Trường-sa, đồng thời chôn vùi cái tội dâng đất cho Tàu cộng mới đây;
- Chuẩn bị dư luận cho tụi nằm vùng và tụi chủ hàng, tụi bội thực thông tin lịch sử để sẽ tổ chức kỷ niệm “chiến thắng Điện-biên-phủ” là cái mà Vũ thư Hiên vừa lớn tiếng:
“Kẻ thắng ở Điện-biên-phủ là toàn dân Việt Nam”!(?)
- Chuẩn bị dư luận cho anh đại tướng, con nuôi chánh cẩm thực dân Pháp ở Đông-dương là Marty, “phó thủ tướng” phụ trách đặt vòng chống thụ thai… là Võ nguyên Giáp, nay đã 92 tuổi, nếu chết, sẽ được vác “văn phòng chống tham nhũng” ở hải ngoại (lãnh tụ là Trần Khuê, Phạm quế Dương) do nhà văn “hồi ký không làm chính trị” Vũ thư Hiên lèo lái, giúp đỡ các “trí ngủ trẻ tiên tiến” tổ chức tưởng niệm và sáng tác văn tế lâm ly hơn đợt tổ chức cho Trần Độ.
* Với “lá thư” của Giáp gửi cho “Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ” vừa xong được Bùi Tín giải mã và bình; với việc Giáp lụng thụng trong bộ quần áo đại tướng, cùng vợ nằm trong trực thăng, có người xốc nách cho đi thăm lại Điện-biên-phủ;
* Với liên tục các bài báo – ở trong nước – ca ngợi Giáp và chiến dịch Điện-biên-phủ. ở ngoài nước thì có bài trên tờ Le Monde, báo cánh tả từ thời thực dân Pháp, và… bài trả lời phỏng vấn của nhà văn hồi ký… Vũ thư Hiên;
* Và… tượng đài Điện-biên-phủ đã hoàn thành vừa xong, sau “chiến thắng”… đúng nửa thế kỷ. Nghĩa là sau cả việc lập đền thờ Nguyễn chí Thanh cũng như mụ Nguyễn thị Định (xin lưu ý rằng ngụy quyền Hà-nội cướp đất của Đền thờ Hai Bà Trưng trong khi chúng chiếm đất ở Bến-tre dựng đền thờ mụ Định còn lớn hơn Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay nhiều lần).
Vũ thư Hiên phủ nhận việc Nga-xô và Tàu cộng viện trợ vũ khí để làm nên “chiến thắng” Điện-biên, bằng cách đi võ quen thuộc, lại bốc phét đúng bản chất.
Trong trả lời VNN, Vũ thư Hiên nói:
“Trong một cuộc gặp gỡ tình cờ ở Moskva, một sỹ quan Nga cho tôi biết ở thời điểm kết thúc chiến dịch, anh ta đã có mặt với một dàn hỏa tiễn Katiusha, và dàn hỏa tiễn này chỉ phóng có một loạt duy nhất vào trận địa Pháp”.(?)
Còn đối với Tàu cộng thì:
“Thế áp đảo của pháo binh Việt Nam là ở chỗ này cơ, ở cách đánh, không ở số lượng pháo. Chuyện pháo binh Trung quốc đã làm nên chiến thắng Điện-biên-phủ là chuyện tầm phào.”!!!
Như thế là chỉ cần quay lưỡi 180 độ, Vũ thư Hiên đã “chứng minh” được rằng: “Kẻ thắng Điện-biên-phủ là toàn dân Việt nam”! Nào là từ người chỉ huy trực tiếp, tức Võ nguyên Giáp; người lo hậu cần “có ý nghĩa quyết định trong chiến thắng Điện-biên-phủ” (như Hiên trả lời VNN) là Đặng kim Giang; và “cách đánh” cũng là của TA.”
Đây sẽ là cơ sở lý luận để tụi nằm vùng vận động người Việt tỵ nạn cộng sản kỷ niệm “chiến thắng Điện-biên-phủ” cũng như tưởng niệm Võ nguyên Giáp khi hắn chết.
Nếu chúng ta lại bị lừa trong việc này thì lại tranh cãi, chia rẽ trong cộng đồng, vô thức rơi vào cái bẫy của ngụy quyền Hà-nội để chúng lèo lái chúng ta thông qua bọn phản tỉnh cuội với cái tổ chức manh nha của chi nhánh Mặt trận tổ quốc ở hải ngoại. Đó chính là “văn phòng chống tham nhũng” ở hải ngoại mà “lãnh tụ” là Trần Khuê – tác giả của chủ nghĩa Hồ chí Minh!!!
Cái gọi là “chiến thắng Điện-biên-phủ” là nguyên nhân xa mở đầu tạo ra cộng đồng người Việt tỵ nạn. Xin đồng bào đừng quên.
Kẻ thắng trực tiếp là Nga-xô – Tàu cộng, tập đoàn Việt gian cộng sản. Ngay cả Vũ thư Hiên cũng thắng, vì nhờ đó, ngay năm 1954 Vũ thư Hiên đã được qua mẫu quốc Nga-xô, để về lại Việt Nam góp phần tích cực Nga hóa nhân dân Việt Nam bằng sản phẩm văn hóa của Nga-xô.
Ngày nay, Vũ thư Hiên ra hải ngoại cũng từ mẫu quốc Nga-xô – tuy đã bệnh nặng – vẫn dang tay đón đứa con nô lệ 1993. Để từ đó:
Vũ thư Hiên Qua Trời Tây “Nói Phét”!!!
Vì lòng nhân ái và chân thật, cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản xâm lược đã rộng tay đón kẻ phản tỉnh, không thể nghĩ rằng trên đời này lại có thể có những tên nói phét nhằm lừa gạt mọi người, dùng cái thành quả lừa gạt đó làm cái giá đi đêm với ngụy quyền Hà-nội. Để rồi, cùng với lũ phản tỉnh cuội, đấu tranh dân chủ cuội, chủ hàng, nằm vùng, ngóc đầu lên đánh phá cộng đồng, từng bước lèo lái cái cộng đồng tỵ nạn cộng sản xâm lược này trở thành công dân CHXHCN/VN ở hải ngoại.
- Và, quả rằng bọn chúng có đạt một số thành công: tất cả đều có mác cầu chứng quốc tế do cộng đồng tỵ nạn cộng sản xâm lược ban cho;
- Một bộ phận nào đó (trong giới trẻ) đã chấp hành lệnh chỉ đạo từ trong nước của tụi đấu tranh cho dân chủ cuội. Thí dụ: tuên lệnh Nguyễn thanh Giang mà vinh danh, tưởng niệm, làm văn tế tên đao phủ Trần Độ;
- Không ít người đã gây quỹ từ thiện theo đường lối hoạt động chính trị mà Bùi Tín vạch ra cho cộng đồng tỵ nạn cộng sản, vô thức tiếp sức cho ngụy quyền Hà- nội, che đậy những khó khăn, tội lỗi của chúng trong việc cai trị để chúng có thể kéo dài thêm sự đô hộ;
- Một số nào đó đã tiếp sức cho ngụy quyền Hà-nội vươn cái vòi bạch tuộc gom dân vào tổ chức qua cái gọi là “Văn phòng hội chống tham nhũng” ở hải ngoại (một thành viên “dự khuyết” của Mặt trận tổ quốc).
*****
Sau những chuyện nói phét trong “Đêm giữa ban ngày”, thấy đạt kết quả, vì người lương thiện hay cả tin, Vũ thư Hiên tiếp tục nói phét để đánh bóng bản thân và đồng bọn trong mọi dịp viết và trả lời phỏng vấn. Vũ thư Hiên bốc phét cả những chuyện không ăn nhập gì với nội dung được phỏng vấn, chỉ cốt từng chút từng chút làm người đọc vì dễ tính hoặc vì thiếu thông tin mà tưởng Vũ thư Hiên là “quý nhân”, là “uyên bác” (không thèm có học vị dù được ưu đãi qua Nga-xô học từ cuối 1954), là đủ thứ v.v… để mà vô thức tiếp tay cho mọi âm mưu bất lương của tên đại bịp, trùm ba hoa phét lác!!!
Thí dụ trong cuộc phỏng vấn của VNN lần này về “Điện-biên-phủ”, Vũ thư Hiên đã nói phét trắng trợn như sau:
1) “Tôi là người Hà-nội. Chín năm tôi chờ mong ngày trở về quê hương.”(?)
Khi “nhận chính mình là người Hà-nội”, Vũ thư Hiên quá ba hoa, quên mất cuốn hồi ký thời thơ ấu của Hiên đã viết rõ nguồn gốc tông tộc từ đâu; thuở nhỏ cho đến 1945 ăn học ở đâu… để tự phong thành người Hà-nội!!!
Đúng là vừa nói phét vừa nhận vơ!!!
2) Ngày 11-10 đối với tôi không còn đẹp như ngày 10-10. Tôi bị đoàn tiếp quản kiểm điểm, tức là họp lại để phê bình, vì tội vừa vào thành phố đã tự do vô kỷ luật đi la cà phố xá không có lý do chính đáng, đã thế còn ngang nhiên ngồi uống cà phê với tư sản. Chuyện là thế này: tôi bất ngờ gặp Đoàn Chuẩn – anh nhận ra tôi đang lang thang trên vĩa hè, bèn lái xe đi theo tôi một quãng. Đoàn Chuẩn lúc ấy có một chiếc xe Buick sang trọng, nghe nói là duy nhất ở Hà-nội. Khi biết chắc là tôi rồi, anh mới gọi. Chúng tôi ngồi rất lâu trong quán cà phê An Thái Majestic, hàn huyên đủ chuyện.”
Xin lưu ý quý bạn đọc rằng:
- Vũ thư Hiên sinh năm 1933, năm 1946 mới 13 tuổi. Nghĩa là ở cái tuổi đánh đinh đánh đáo, đổ dế, lại từ Nhà quê mới theo gia đình ra thành phố chưa bao lâu. Hoàn toàn là một nhóc con vô danh.
- Cũng thời gian đó, nhạc sỹ Đoàn Chuẩn, đã là công tử con nhà giàu – em ruột bà Vạn Vân, nước mắm nổi tiếng toàn Đông-dương – một tay ăn chơi hào hoa khét tiếng Hải-phòng và Hà-nội. So với Hiên, chênh lệch hàng chục tuổi.
Thử hỏi nhạc sỹ Đoàn Chuẩn có thèm biết đến thằng bé con vừa nghèo, vừa nhà quê mới 13 tuổi???
- Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn là người cận thị rất nặng, là người mơ mộng lúc nào cũng như đi trên mây, làm sao lại có thể để ý đến một tên “quần ống rộng, đội nón bán lạc rang” lang thang trên hè, để từ trong chiếc ô-tô hiệu Buick, lái theo cái tên “sạch hơn ăn mày tý chút”.
Một bên con nhà giàu ở thành phố Hải-phòng.
Một bên con nhà nghèo ở nhà quê của Nam-định, Thái-bình, mới hơn 10 tuổi – năm 1946 mới 13 tuổi, chẳng họ hàng thân thích, cũng chẳng bạn học – vì chênh lệch hơn chục tuổi!
Biết rằng nói với người tỵ nạn cộng sản xâm lược, phần lớn là công dân VNCH; còn gốc từ Bắc thì chắc ít ai biết đến cả Đoàn Chuẩn lẫn Vũ thư Hiên, thêm nữa, nhạc sỹ Đoàn Chuẩn đã về cõi vĩnh hằng nên Vũ thư Hiên tưởng có thể đi quả lừa nữa.
Một con người như vậy có đáng để nói chuyện với không chứ đừng nói chi đến kết bạn, nữa là suy tôn là lãnh tụ, ngoại trừ những ai muốn lập tổ chức về bán thuốc cao ở các bến xe!!!
Kết thúc bài này, xin hoan nghênh một bạn đọc đã góp ý rằng nên đổi đầu đề tên bài viết này là:
chân dung mỘt tên nói phét!!!
Ngày 20/04/2004
Chú thích:
1) Sincyr: tiếng “Pháp” này là của Trần Khuê.
2) 6 thí dụ trên trích từ “Đối thoại năm 2000”, phần d của Trần Khuê và Nguyện thị Thanh Xuân.
No comments:
Post a Comment